Tiền xu Đông Dương qua các thời kì lịch sử (P4) - Đồng tiền không còn dùng bạc

01:47 19/03/2022

  

 

> Tiền xu Đông Dương qua các thời kì lịch sử (P1) - Cochinchine và Tonkin

> Tiền xu Đông Dương qua các thời kì lịch sử (P2) - Thống nhất liên bang thuộc Pháp

> Tiền xu Đông Dương qua các thời kì lịch sử (P3) - Các dòng xu bạc

 

Bước vào thế chiến II, Pháp bị quay cuồng vì Đức chiếm thủ đô Paris. Thâm hụt ngân sách thuộc địa dẫn đến việc phải dùng kim loại siêu rẻ như nhôm để đúc những đồng xu Đông Dương. Không chỉ vậy khi Nhật trao trả Đông Dương cho Pháp, bạc cũng bị loại bỏ khỏi hệ thống tiền tệ.

 

Đồng xu Đông Dương được đúc với hợp kim mới

Bên cạnh đồng, kẽm và nhôm. Những hợp kim mới ra đời như đồng thau (hợp kim đồng - kẽm) còn gọi là brass, đồng đỏ (đồng - thiếc) gọi là bronze được dùng để đúc xu. Điều này tăng cường độ cứng, chống lại quá trình oxy hóa cũng như độ bền cho đồng xu. Nickel là giải pháp mới, với được pha với đồng, trở thành hợp kim óng ánh, trắng sáng, cho dù cũ nhưng vẫn rất rõ nét, chống lại độ mài mòn gấp nhiều lần so với những hợp kim trước đó.

 

Hợp kim copper - nickel (đồng - nickel) được dùng đúc xu 5 cent Đông Dương 1923 lần đầu tiên, về sau áp dụng lên hầu hết các mệnh giá 10, 20 cent. Cao cấp hơn, xu 50 cent 1946 dùng hợp kim bronze - nickel (đồng thau - nickel) đạt đến chất lượng hoàn hảo, đến ngày nay vẫn rất rõ nét, bền đẹp.

 

Xu 1 cent Indochine 1943

Pháp thay thế xu đồng bằng vật liệu rẻ tiền là nhôm, do đó xu nhôm ra đời. Xu 1 cent Đông Dương 1943 được đúc bằng vật liệu nhôm, kết quả xu rất xấu và dễ mài mòn. 

xu indochine 1 cent 1943

 

Xu 5 cent Indochine 1943

Tương tự xu 5 cent nickel trước đó cũng bị loại bỏ và thay thế bằng xu nhôm. Xu 5 cent Đông Dương 1943 cũng giống với xu 1 cent nhôm.

xu indochine 5 cent 1943

 

Xu 5 cent Indochine 1946

Xu 5 cent Đông Dương 1946 được phát hành sau khi Pháp trở lại Đông Dương sau thế chiến II. Xu được đúc bằng nhôm, rất nhẹ và dễ trầy xước.

xu indochine 5 cent 1946

 

Xu 10 cent Indochine 1939 - 1941

Xu 10 cent Đông Dương phát hành các năm 1939, 1940, 1941 được đúc bằng hợp kim copper - nickel, rất bền, kích thước rất nhỏ. 

xu indochine 10 cent 1939 1941

 

Xu 10 cent Indochine 1945

Xu 10 cent Đông Dương 1945 được đúng bằng nhôm, rẻ tiền hơn vật liệu copper - nickel trước đó, vẫn dùng mẫu cũ.

xu indochine 10 cent 1945

 

Xu 20 cent Indochine 1939 - 1941

Xu 20 cent Đông Dương này chỉ phát hành 2 năm 1939 và 1941, chất liệu copper - nickel.

 

Xu 20 cent Indochine 1945

Xu 20 cent Đông Dương 1945 thay thế hợp kim copper - nickel bằng nhôm, nên rất nhẹ.

xu indochine 20 cent 1945

 

Xu 50 cent Indochine 1946

Xu 50 cent Đông Dương 1946 được đúc rất sắc nét, thay thế cho dòng xu bạc 50 cent 1936 trước đó. Xu rất dày và nặng (12.5 gr), không bị rỉ sét do được đúc bằng hợp kim bronze (đồng-thiếc) và nickel.

xu indochine 50 cent 1946

 

Xu 1 piastre Indochine 1946-1947

Xu 1 piastre Đông Dương Union Francaise 1946-1947 cực kì phổ biến, nó được đúc bằng hợp kim copper - nickel, thay thế cho xu bạc hoa xòe 1 piastre.  

xu indochine 1 piastre 1946 1947

 

Giá trị tiền xu Đông Dương

Tiền xưa Đông Dương cả tiền giấy lẫn tiền xu đều có giá trị quy ước theo quốc tế, so về giá thì tiền xu không bằng tiền giấy. Tuy nhiên với người sưu tầm thì mảng xu Đông Dương lại khó tìm hơn tiền giấy, đặc biệt tình trạng xu giả 1 piastre tràn lan hiện nay cũng là cách đẩy giá trị xu thật lên cao. Xu Đông Dương chỉ có giá trị nếu nó là xu bạc thật hoặc là xu Cochinchine, toàn bộ các xu còn lại như dòng cent thì nhiều vô số nên giá trị rất bèo bọt, ngoại trừ nếu bạn là người chơi chuyên sâu hơn sẽ biết chỉ vài loại trong đó hiếm. 

 

Nếu bạn là người không chuyên, thì thông tin tất cả những đồng xu Đông Dương trên cơ bản tương đối đầy đủ. Còn nếu đi sâu vào từng loại thì rất nhiều, nội dung không thể mô tả hết, sẽ có bài viết chi tiết khác ở phần sau.

 

Lưu ý về tiền xu cổ Đông Dương

KHÔNG phải tất cả đồng xu Đông Dương đều hiếm, chỉ có giá trị thấp hay giá trị cao, giá trị của chúng hoàn toàn KHÔNG căn cứ vào năm càng xưa càng hiếm. Những xu hiếm thuộc dòng Đông Dương được gọi là keydate, các keydate này có giới hạn số lượng phát hành (ví dụ như 1 piastre 1890), do đó đừng ngạc nhiên khi có những xu trước đó nữa mà giá trị lại thấp hơn. 

 

Bạn có nhu cầu mua bán tiền cổ Việt Nam - Đông Dương, hay thu đổi tiền quốc tế thì hãy liên hệ ngay với shop D-money.

  • Liên hệ trực tiếp qua sdt hoặc qua zalo 0933.645.494
  • Địa chỉ: Hẻm 2683, số 2675/19 Phạm Thế Hiển, P7, Q8, TPHCM (vui lòng gọi trước khi đến)
  • Truy cập vào fanpage của shop nhắn tin ngay dưới đây https://www.facebook.com/shoptiendmoney/