THẦN NÔNG - ÔNG TỔ CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC

12:38 10/10/2018
THẦN NÔNG - ÔNG TỔ CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC

 

Trong lịch sử Trung Hoa, có 3 vị thần được xem là khởi thủy của họ, đó là Phục Hy – Nữ Oa – Thần Nông.

Phục Hy và Nữ Oa là hai vị thần nửa người nửa rắn sống sót sau trận đại hồng thủy thời cổ đại. Phục Hy dạy con người săn bắt, hái lượm, chữ viết, Nữ Oa là thủ lĩnh thị tộc có nhiệm vụ bảo trợ hôn nhân gia đình, theo truyền thuyết Phục Hy – Nữ Oa là hai vợ chồng, Nữ Oa đã sáng tạo ra con người bằng cách nhào nặn đất sét, lắp bộ phận sinh dục và thổi dương khí vào để chúng trở thành con người Hoa Hạ. Riêng Thần Nông, là vị thần duy nhất giống người, ông dạy người dân trồng lúa nước, ngũ cốc, cày bừa, bào chế y dược để con người sống sót và tồn tại. Người Trung Hoa đã tôn ông là ông tổ nông nghiệp. Cả ba vị thần trên tượng trưng cho sự khai sáng – bảo tồn – duy trì nên người Trung Hoa gọi chung là Tam Hoàng.

Nữ Oa và Phục Hy

 

Bức họa Thần Nông

 

Thần Nông là danh xưng tôn kính trong dân gian, thực tế ông có tên khác là Viêm Đế. Viêm Đế hùng cứ một phương cai quản một lãnh thổ rộng lớn, khác với Hoàng Đế cũng là một thế lực phía Bắc. Hoàng Đế có tên là Công Tôn Hiên Viên là thủy tổ của người Hán, thống lĩnh các bộ lạc vùng Trung Nguyên. Viêm Đế và Hoàng Đế từng đánh nhau, kết quả Viêm Đế thua, sau các bộ lạc của Viêm Đế và Hoàng Đế sống hòa hợp với nhau nên người Trung Hoa tự nhận mình là “Viêm Hoàng tử tôn”.

 

Tờ 5 yuan của Ngân Hàng Nông Dân Quảng Tây 1938 có hình Thần Nông (Viêm Đế)

 

Tờ 1 và 5 yuan là 2 tờ tiền Trung Quốc duy nhất có hình Thần Nông

 

Thế hệ sau tiếp tục nối ngôi Viêm Đế gồm đế Lâm Khôi, đế Thừa, đế Minh.

Đế Minh là cháu 3 đời của Viêm Đế, Đế Minh có hai người con là đế Nghi và Lộc Tục, Lộc Tục là kết quả của Đế Minh trong một lần dạo chơi núi Ngũ Lĩnh đã lấy con gái Vũ Tiên sinh ra. Lộc Tục tài giỏi thông minh nên được vua chia một nữa lãnh thổ ở phái nam sông Dương Tử, phía Bắc cho đế Nghi gọi là nước Xích Thần. Lộc Tục lập nước Xích Quỷ, lấy hiệu Kinh Dương Vương cai quản một vùng rộng lớn từ phía nam sông Dương Tử (Trung Quốc) cho đến nước Hồ Tôn (Chiêm Thành – miền Trung Việt Nam), ông là thủy tổ của các bộ lạc Bách Việt.

 

Lãnh thổ của nước Văn Lang kế thừa từ lãnh thổ của nước Xích Quỷ thời Kinh Dương Vương

 

Lăng Kinh Dương Vương tại thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

 

Kinh Dương Vương lấy con gái vua Động Đình là Long Nữ sinh ra Sùng Lãm, Sùng Lãm nối ngôi lấy hiệu Lạc Long Quân, vua lấy con gái vua đế Lai (con của đế Nghi – Lạc Long Quân gọi anh họ) là Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra thì 50 con xuống biển, 50 con trên bờ. Người con lớn nhất được phong làm vua Hùng Vương, đổi tên nước Xích Quỷ thành Văn Lang.

 

Những địa điểm khởi nguồn sơ khai của dân tộc xuất phát từ câu ca dao

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

đều nằm trên lãnh thổ Trung Quốc hiện nay

 

Như vậy có thể thấy rằng Thần Nông cũng có ảnh hưởng rất sâu nặng trong văn hóa người Việt, các sách sử người Việt ngày xưa chép lại đều có ghi rõ khởi thủy của nước Xích Quỷ bắt nguồn từ thời cổ đại, chép luôn cả con cháu của Thần Nông, lãnh thổ người Bách Việt trải dài từ phía nam sông Dương Tử của Trung Quốc cho đến phía Bắc miền Trung Việt Nam hiện nay. Sau này do sự xâm lược của các thế lực như Thục Phán (nước Thục - An Dương Vương), nhà Hán nên chỉ còn lại hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt lui về phía nam và không bị đồng hóa, còn lại toàn bộ những bộ tộc Bách Việt khác đều đã bị người Hoa Hạ đồng hóa. Điều dễ nhận thấy nhất là các nghiên cứu khoa học trên DNA con người ở những vùng đất phía nam Trung Quốc đều giống hoàn toàn với bộ gen của người Việt, ngay cả khảo cổ các vùng đó chữ viết cổ cũng giống với chữ Việt cổ, thậm chí cả trống đồng. Khác biệt nhất là ngôn ngữ các vùng Quảng Đông , Quảng Tây, Hải Nam gần Việt Nam nhất cũng khác hoàn toàn với tiếng Quan Thoại Trung Hoa, họ dùng tiếng Quảng, tiếng Triều Châu, tiếng Mân Nam do sự đồng hóa ngàn năm của Hoa Hạ nên đã thay đổi ngôn ngữ rất nhiều.

 

Đức Châu